Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013


Học cách tự tạo cảm hứng cho chính mình


Ngày đầu tiên đi làm cho công ty nước ngoài, tôi được một chuyên gia truyền cho tôi một cảm hứng mà sau này tôi vẫn không thể nào quên.

Số là ông ấy quyêt định viết cho CEO một lá thư thách thức ông ấy xem xét lại vấn đề ông ấy có thể là tâm điểm rắc rối trong việc chậm ra quyết định triển khai huấn luyện nguồn lực kỹ thuật trong công ty. Sự thẳng thắn của chuyên gia này đưa đến thành công trong việc tạo cảm hứng cho CEO làm thay đổi. Từ đó, tôi hay tự vấn mình về sự bộc trực của chuyên gia này. Bản chất con người thường hay cố né tránh những vần đề xung đột, nhưng chuyên gia này đã cho tôi một dũng cảm để nói thẳng những vấn đề khó khăn, ngay cả trong một sô trường hợp nó có thể gây rủi ro cho quan hệ giữa tôi với các đồng nghiệp và thân chủ tôi.

Không phải mọi người vào thời điểm đó đều cảm thấy được truyền cảm hứng từ vị chuyên gia này. Một sô người trong họ nghĩ rằng ông ta là thô lỗ, gây chia rẽ, không có tính cách ngoại giao tốt trong công việc. Còn đối với những người khác như tôi đã được truyền cảm hứng thì thường có một câu hỏi quan trọng trong đầu mình là “Tôi đã làm được những gì từ cảm hứng này?”

Sự cảm hứng chỉ bắt đầu hữu ích khi tinh thần ta bị buộc phải suy nghĩ và đi đến hành động. Tự giác là liên kết mong manh giữa cái đang truyền cảm hứng và suy nghĩ –hành động từ cảm hứng. Đổ lỗi cho ai khác không truyền được cảm hứng khi chúng ta chưa có cảm hứng được coi là ngoại suy sai vấn đề. Cái chính là chúng ta không thể truyền cảm hứng cho ai khác được khi chính chúng ta không tự tạo được cảm hứng cho chính mình.

Để tư tạo cảm hứng cho chính mình, tôi tìm thấy được một thực hành 3T cơ bản giúp tôi củng cố duy trì tiến trình này cho bản thân mình. Thực hành 3T là Tự tiến hóa, Tự thích ứng, và Tự khuyến khích.
Tự tiến hóa hay tự phát triển là bước đầu tiên để đạt đến sự tự cảm hứng. Tự tiến hóa xảy ra trong bản thân chúng ta khi chúng ta tìm kiếm các yếu tố tiềm lực để thúc đẩy thế mạnh của mình bằng cách sẵn sàng bỏ đi các nhân tố cũ và thay vào đó các nhân tố mới cho giá trị cốt lõi của chúng ta. Nếu có dịp, bạn có thể hỏi những người ở độ tuồi 50 làm cách nào mà họ đã thay đổi đi lên trong khi nhiều số khác vẫn không đổi trong suốt 30 năm qua. Nhiều người thay đổi như một đáp ứng của các biến cố trong cuộc sống, số khác thì làm việc cật lực để phát triển thành con người tốt hơn, lãnh đạo giỏi hơn. Cho tới nay, vẩn còn sự mâu thuẫn gắn dính với tiềm năng của nhiều người trong căng thẳng giữa hai chuyện- thoải mái khi giữ mọi sự quen thuộc bên mình – và nỗi đau ẩn chứa bên trong gây khó chịu khi cần thay đổi. Tự phát triển là sự giác ngộ, mong muốn và hành động theo hướng liên tục học hỏi về chính mình.

Tự thích ứng bắt đầu với động lực vững vàng để là thực sự chính mình. Nó chính là sự tự nhận thức trong chính tôi và dòng chảy không thể ngắt đoạn từ sự hiện hữu, tư duy đến cảm giác và sự biểu lộ. Nói nôm na, tôi nói những gì tôi nghĩ, những gì tôi nghĩ là những gì tôi cảm nhận, và cách tôi cảm nhận là tôi là ai.Sự thiếu thích ứng sẽ làm dập tắt những đáp ứng cảm xúc đến sự cảm hứng và chặn đứng sự thúc giục hành động về nó. Nó lấy mất nội lực và sự kiên trì để giải quyết các xung đột xung quanh các ham muốn.

Tự khuyến khích là giúp chúng ta giải quyết tiến trình được liên tục, đều đặn, thống nhất cùng với sự tự thích ứng của chúng ta, ngay cả trong các tình huống bi đát nhât. Hãy xem trường hợp các báo cáo “ thổi còi việc sai ” , người làm báo cáo biết rằng khi nói ra họ có thể gánh những rủi ro như bị bất uy tín, bị đì, thậm chí mât việc. Nhưng họ đã thấy rằng việc hành động vì lợi ích lớn hơn là một giá trị mà họ cần tuân thủ , nên làm và tiến tới để có thể đối mặt với nghịch cảnh.

Sự tự truyền cảm hứng cho chính mình là một hành trình không điểm cuối để trờ thành con người tốt hơn cả nhân cách lẫn nghề nghiệp. Không có tố chất đó, việc nhận cảm hứng từ người khác không bao giờ làm chúng ta tốt lên cả.
(bài viết gửi VJC-2010)