Theo ghi nhận của báoTuổi Trẻ lời ông Trương Đình Mậu rằng "Trong quá trình soạn thảo thông tư, chúng tôi cũng đã lấy ý kiến của các nhà giáo, nhà quản lý và sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến, kiến nghị. Ngoại trừ những vấn đề mang tính nguyên tắc, những việc khác liên quan đến quyền lợi giáo viên chúng tôi sẽ xem xét, kiến nghị, điều chỉnh các quy định" (http://tuoitre.vn/Giao-duc/375918/Giao-vien-bi-cat-thu-nhap.html)
Tôi vẫn nhận thấy điều này rất chung chung và mơ hồ.
Tôi có vài thắc mắc về việc Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục lấy ý kiến có tuân thủ đúng quy tắc thống kê ngành chưa.
1- Số lượng người được hỏi xin ý kiến là bao nhiêu?
2- Những người được hỏi lấy ý kiến thuộc đối tượng cụ thể như thế nào?
3- Phân bổ địa lý của các đối tượng được hỏi lấy ý kiến như thế nào?
Nếu xét trên tổng số giáo viên cả nước ( từ cấp 2 đếp cấp 3) , số lượng người hỏi ý kiến phải chiếm số lượng không được dưới 30%.
Nếu xét tiếp số lượng cán bộ quản lý giáo dục ( Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng GD, Trưởng bộ môn, cố vấn ngành, chuyên gia), số lượng người được hỏi ý kiến phải không được dưới 15%.
Nếu công gộp số này lại, thì số lượng người được hỏi lấy ý kiến thực tế so với số này như thế nào? Thấp hơn là bao nhiêu phần trăm. Liệu ông Trương Đình Mậu có thể cung cấp danh sách chi tiết không?
Tôi cũng đã từng biết vấn đề chính sách, thông tư thường được quyết định thông qua sau khi được thảo luận chỉ bởi những nhà quản lý đầu ngành mà không được tham khảo sâu rộng bởi những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Liệu trường hợp này cũng xảy ra tương tự? Liệu đối tượng được tham khảo tới chỉ là các nhà giáo đã nghĩ hưu, chỉ là chuyên gia giáo dục bậc đại học, chỉ là các các bô Vụ , chỉ là một nhóm các giáo viên trường chuyên? Ý kiến của ông Trương Đình Mậu cần phải thuyết phục được đa số giáo viên , người trực tiếp giảng dạy, đúng lớp, chấm bài, rằng, thông tư được tham khảo ý kiến từ chính những người đứng lớp theo đúng thực trạng. Vậy , một lần nữa, việc công khai danh sách ý kiến của những người được hỏi là rất quan trọng và cần thiết ở đây.
Ngoài ra, nếu chỉ hỏi ý kiến những đối tượng thuộc vùng có thu nhập cao (thành phố lớn, trường chuyên, trường tư) thì liệu điều này có thuyết phục không? Nhất là sự thuyết phục đối với các giáo viên thuộc vùng sâu, vùng xa, các trường công thuộc tuyến huyện xã.
Tôi cần phóng viên phụ trách bài viết này tìm hiểu kỹ và rõ hơn vấn đề này cũng như ban biên tập cho phép đang tải bài viết này để mọi người có ý kiến khách quan, nhất là các thầy cô cấp 2, cấp 3. Đây chính là điểm mấu chốt để tách bạch các nhận định cảm tính và quan điểm chuyên môn của người làm công tác quản lý và hoạch định chính sách giáo dục.