Các nhà sản xuất đang ủy quyền quá nhiều vào các nhà cung ứng lớp trên. Họ đang làm suy yếu khả năng của chính họ trong đổi mới, cắt giảm chi phí và quản lý rủi ro.
Trong 25 năm qua, các nhà sản xuất hàng linh kiện gốc trên thế giới đã dịch chuyển đến cách thức của người Nhật về chuỗi cung ứng. Họ lần lượt giảm số lượng các nhà cung ứng mà họ trực tiếp quản lý và dỡ bỏ trách nhiệm cho việc giám sát các nhà cung ứng còn lại, đi kèm với việc xây dựng các hệ thống hạ tầng chính cho một số ít các nhà cung ứng lớp trên. Sự hấp dẫn của các nhà sản xuất OEM là họ đưa ra thị trường sản phẩm mới nhanh hơn, tỷ lệ hoa hồng theo lượng lớn hơn, giảm các rủi ro và đầu tư tư bản liên quan đến phát triển và tạo ra các hệ thống hạ tầng, và tiêu tốn ít thời gian quản lý trong việc quán xuyến đám nhà cung cấp cấp thấp và tập trung được nhiều hơn trong việc xây dựng năng lực cốt lõi.
Nhưng các nhà phân tích chiến lược và quản trị kinh doanh tin rằng việc ủy quyền này giờ đây đã đi quá xa. Kết luận của họ dựa trên các nghiên cứu thực hành ở hơn 20 tập đoàn đa quốc gia mà trong những người của họ , Thomas Choi và Tom Linton trải qua năm tháng kinh nghiệm lâu dài trong chức nhiệm điều hành mua sắm ở công ty LG Electronics, Agere Systems, Freescale Semiconductor, và IBM đã thực hiện. Các chuyên gia đã khám phá ra rằng sự liên minh phụ thuộc nặng nề với các nhà cung ứng lớp trên đang gây nguy hiểm cho các nhà sản xuất hàng OEM. Nó làm yếu đi sự kiểm soát các chi phí quá mức, làm giảm khả năng của nhà sản xuất OEM trong việc trụ hạng hàng đầu về phát triển công nghệ và dịch chuyển đến các nhu cầu mới. Kèm theo đó, cũng thật khó cho các nhà sản xuất hàng OEM khi phải đảm bảo rằng các nhà cung ứng của họ vận hành việc sản xuất-cung ứng trong môi trường thân thiện và bền vững. Biện pháp cho các nhà sản xuất OEM là phải tiến lên và dẫn đầu trong các mối quan hệ trực tiếp đến một số chọn lọc các nhà cung ứng lớp dưới, và trong bài báo này, các chuyên gia sẽ giúp giải thích làm điều đó như thế nào.
Những yếu tố nguy hiểm
Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng xem xét lại những rủi ro của việc trao quá nhiều trách nhiệm cho nhà cung ứng lớp trên.
Mất dần kiểm soát chi phí
Các giám đốc làm ở các công ty sản xuất hàng OEM cho rằng họ có thể tiết kiệm tiền bạc bằng việc sử dụng nguồn lực bên ngoài về thiết kế và sản xuất của phần lớn các hệ thống cung ứng con. Nhưng ở đây có xảy ra những gì mà một công ty ủy quyền sự kiểm soát thông qua một đơn vật tư của một sản phẩm. Tổng chi phí của một chủ sở hũu sản phẩm (bao gồm những thứ như vận chuyển, quản lý kho bãi) trở nên khó thấy đối với hàng OEM. Và lúc công ty rơi vào thời kỳ suy thoái, nhiều nhà sản xuất phải nếm mùi vị trái đắng khi nhận ra rằng công ty có rất ít đòn bẩy để giảm chi phí, đặc biệt nếu nó đã bàn giao toàn bộ hệ thống cung ứng con cho một nhà cung cấp đơn nhất nào đó và không thể nhanh chóng thượng đài bằng một sự cạnh tranh hoặc chuyển đổi nhà cung cấp phù hợp hơn.
Các giám đốc cũng cần tới nhân tố trong các chi phí bị che dấu. Một là nguồn lực và thời gian đòi hỏi để điều tra và giải quyết các vấn đề gốc rể từ các nhà cung cấp lớp dưới. Cái khác là chất lượng. Hãng Honda của Mỹ đã có bài học khi công ty cho phép các nhà cung cấp lựa chọn nhà bán lẻ các linh kiện nhựa cho họ. Chuyện xảy ra khi đó là các bố cục và màu sắc sản phẩm linh kiện nhựa thường không khớp nhau vì người làm ra chúng mua hạt nhựa từ các công ty khác nhau.
Mất dần tầm nhìn trong phát triển công nghệ
Các nhà cung cấp lớp dưới có thể cung cấp thông tin có giá trị về những tiến bộ mới đây nhất trong sản xuất và những cải tiến công nghệ. Chẳng hạn, trong ngành điện tử phục vụ người tiêu dùng, việc có quyền truy cập trực tiếp đến những ý tưởng mới nhất của các công ty thiết kế chíp điều khiển, thường thấy ở nhà cung cấp lớp thứ hai hoặc lớp thứ ba, là điều kiện căn cơ sống còn. Nhờ quyền đó mà các công ty như Apple và LG có thể tạo ảnh hưởng lên sự phát triển của các công nghệ mới nổi lên, đưa chúng vào sản phẩm trước khi các đối thủ của họ làm, và giữ chân các nhà cung cấp ở mức giá có lợi.
Mất thông tin thị trường
Các nhà cung cấp lớp dưới hơn phục vụ cho một số thị trường thường phát hiện sớm những dịch chuyển của nền kinh tế. Các nhà sản xuất hàng OEM nếu không có mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp này có thể bỏ lỡ các cơ hội để điều chỉnh và chốt giá những phần sản phẩm và vật liệu có khả năng được chuộng sắp tới. Điều này đã xảy ra trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng điện tử vào đầu năm 2009. Khi đó một số công ty không nhận thức được nhu cầu chất bán dẫn sắp sửa trổi lên.
Mất kiểm soát khả năng bền vững
Người tiêu thụ nhạy cảm vấn đề môi trường và xã hội đang ngày càng thấy rõ trách nhiệm của nhà sản xuất đối với năng lực các nhà cung cấp (Xem thêm “ Đừng có vặn vẹo chuỗi cung ứng của công ty bạn, hãy tư duy thấu đáo- HRB tháng 10 2010). Chẳng hạn, sự ô nhiễm trầm trọng đồng bằng lưu vực sông Châu Giang ở Trung Quốc gây ra bởi các nhà cung cấp phụ liệu cho ngành công nghiệp sản xuất vải Jean có tiềm ẩn gây tổn hại hình ảnh các nhà thời trang phương Tây, và các vụ tự tủ ở các nhà thầu cho hãng Dell, Hewlett-Packard, và Apple có thể huỷ hoại danh tiếng những thương hiệu của họ. Khi công nghệ làm cho chuỗi cung ứng ngày cành minh bạch hơn đến người tiêu dùng đầu cuối ( xem “ Chuỗi cung ứng minh bạch”) thì càng ngày càng có nhiều công ty phải đối mặt với phản ứng dư luận bởi sự ứng xử thiếu chuẩn mực của các nhà cung cấp của họ.
Nhiều công ty sản xuất hàng OEM tin một cách sai lầm rằng việc tạo ra một danh sách các nhà cung cấp lẻ (là những công ty mà các nhà cung cấp hàng cấp trên sẽ mua các chi tiết và vật liệu từ nơi đó) sẽ bảo vệ các nhà sản xuất OEM khỏi những nguy hiểm trong kinh doanh như đã nói ở trên. Nhưng thực hành thực tế đã chỉ ra những vấn đề tiềm tàng khác. Trước hết, việc bảo đảm các nhà cung cấp lớp trên gắn bó với danh sách chỉ dễ nói hơn là làm. Về bản chất, họ luôn tìm kiếm phương cách để không tuân theo danh sách đó khi nó có liên quan đến lợi ích của họ. Chẳng hạn, nếu họ có thể đẩy mạnh lợi nhuận của họ bằng việc lấy được giá tốt hơn từ các nhà thầu phụ khác hoặc có thể nhận được một chiết khấu tổng nhờ dồn các đơn hàng từ các nhà sản xuất hàng OEM. Và hơn thế, một khi trong tay nhà cung cấp hàng đầu có một danh sách các nhà cung cấp lẻ đã được duyệt từ nhà sản xuất hàng OEM, họ sẽ dễ dàng xây dựng công việc kinh doanh theo hướng cạnh tranh với khách hàng sản xuất hàng OEM của họ.
Nhưng trong quan điểm của các chuyên gia phân tích quản lỷ chuỗi cung ứng, việc không có một danh sách sẽ gây ra những rủi ro lớn hơn. Để lại công cụ này cho họ, các nhà cung cấp lớp trên sẽ hầu như giữ lại tất cả những tiết kiệm chi phí họ bòn rút từ các nhà cung cấp lớp dưới hơn. Hơn nữa, không có danh sách này sẽ làm cho các nhà sản xuất hàng OEM khó có thể thực hiện việc chuyển đổi nhà cung cấp lớp trên. Nhà sản xuất OEM có thể đang thay đổi không chỉ một công ty mà cả một chuỗi cung ứng đi theo sau nó. Một vấn đề khác là nếu không có danh sách nhà cung cấp lẻ được duyệt, sự trung thành của các nhà thầu phụ sẽ dịch chuyển dần đến các nhà cung cấp lớp trên.
Ngay cả với danh sách nhà cung cấp lẻ đã được duyệt, công ty sản xuất hàng OEM cũng có thể tự đưa mình vào thế rủi ro nếu nó uỷ quyền quản lý các nhà cung cấp lẻ ở lớp dưới cho những nhà cung cấp lớp trên, như vụ một công ty sản xuất thiết bị hàng không đã khám phá khi nó ngưng mua nguyên vật liệu thô trực tiếp từ một trong các nhà cung cấp thuộc lớp trên. Nhà cung cấp đó đã phát triển mối quan hệ thân thiết với nhà cung ứng lẻ lớp dưới. Khi công ty hàng không đó muốn chuyển sang nhà cung cấp mới thuộc lớp trên nên họ đã yêu cầu ứng cử viên trình đề xuất. Ứng cử viên đã liên hệ tới nhà cung cấp lẻ vật liệu thô để hỏi giá, và nhà cung cấp lẻ này đã rò rỉ thông tin tới nhà cung cấp hiện hành của công ty hàng không do họ có mối thân quen từ tước. Kết quả là : nhà cung cấp hiện hành cố tình gìm tiến trình triển khai các chi tiết hoàn tất cho nhà sản xuất thiết bị hàng không này. Họ làm cho nó diễn ra thật chậm đến nỗi nhà sản xuất không thể chuyển đổi nhà cung cấp khác.
Vậy câu trả lời gì? Một nhà sản xuất hàng OEM cần phải có danh sách các nhà cung cấp lẻ, nhà thầu phụ để thẩm định và duyệt, thận trọng càng nhiều càng tốt với việc để cho nhà cung cấp lớp trên gắn kết tới, và nhà sản xuất hàng OEM cần phải quản lý trực tiếp mối quan hệ với một số nhà cung cấp lớp dưới.
Chọn lựa như thế nào
Các công ty thực hành tốt như Apple, Dell, HP, Honda, IBM, LGE và Toyota đã làm theo những khuyên bảo của các nhà tư vấn chiến lược: Họ đã duyệt danh sách các nhà cung cấp lẻ nhưng không bao giờ hoàn toàn giao quyền ra quyết định về chi tiết sản phẩm và vật liệu cho các nhà cung cấp lớp trên. Họ cẩn thận xác định những hạng mục nào họ có thể trực tiếp tìm nguồn và những hạng mục nào họ có thể uỷ quyền hoàn toàn. Và đây là một vài hướng dẫn từ thực hành thành công của họ:
Giữ lại việc kiểm soát những hạng mục mà chúng có tác động đáng kể lên tổng chi phí của hàng hoá được bán
Thông thường, 20% các hạng mục trong danh sách các chi tiết sản phẩm và vật liệu, mà ta thường hay gọi là đơn vật tư (BOM), chiếm 80% tổng chi phí. Ví dụ, một điện thoại di động kiểu chuẩn chứa 2 đến 3 chi tiết bán dẫn và một màn hình LCD đại diện hơn 50% tổng chi phí đơn vật tư. Việc giảm đi 1% giá của những hạng mục đó thường cho thấy có sự dịch chuyển về tiết kiệm chi phí một cách rõ rệt. Nếu các quyết định về mua sắm những hạng mục vật tư đó được chuyển cho nhà cung cấp lớp trên, nó có thể tạo ra những thay đổi trong đơn vật tư BOM mà chúng không đem lại lợi ích tốt nhất cho nhà sản xuất hàng OEM. Chẳng hạn, nhà cung cấp đó có thể thử thay thế một bộ phận chủ chốt bằng cái khác đang được dùng trong sản phẩm của nhà sản xuất hàng OEM cạnh tranh khác. Điều này có thể dẫn đến vấn đề : Trong những thời điểm nhu cầu cung ứng cao, nhà cung cấp các bộ phận này có thể xếp đặt việc cung ứng cho các nhà sản xuất OEM khác lên hàng ưu tiên hơn. Như thế, nhà sản xuất OEM đặt hàng vào thời điểm nhu cầu cao sẽ vấp phải những khó khăn trì trệ không kiểm soát được.
Các nhà sản xuất giữ quyền kiểm soát đơn vật tư của họ, phát triển kiến thức sâu về chi phí cốt lõi trong chuỗi cung ứng của họ, và duy trì một cách chọn lọc các mối gắn kết trực tiếp tới các nhà cung cấp lớp dưới có thể phản ứng nhanh chóng khi Đại suy thoái xảy ra. Lấy trường hợp LGE. Năm 2009, 18 đội quản lý mặt hàng chính đã làm việc với 300 nhà cung cấp lớp trên và lớp dưới để giảm chi phí trong cái cách mà mọi người cảm thấy là công bằng. Kết quả họ đã đạt được sự tiết kiệm hơn 6 tỷ USD. Một sự hợp tác như thế có kết quả từ việc phát hiện ra dây nguồn của các sản phẩm LGE dài hơn so với dây nguồn của các hãng cạnh tranh khác. Việc làm ngắn bớt đi dây nguồn cấp và chuẩn hoá màu sắc (tất cả làm màu đen) đã tiết kiệm 10 triệu USD hàng năm. Trong một trường hợp khác, đội LGE-Qualcomm tìm thấy cách để vận hành các chức năng sản phẩm nhờ một chip mạch mà trước đây chúng phải vận hành nhờ đa chip mạch. Thành tựu này giúp loại bỏ bớt nhu cầu lắp đặt các chi tiết khác cho Qualcomm và giúp định ra khung giá mới tốt cho cả hai.
Nếu LGE chỉ đơn thuần áp sự giảm giá đơn phương lên các nhà cung cấp lớp trên như các công ty sản xuất hàng OEM làm thì họ sẽ không bao giờ có một sự tiết kiệm sâu rộng và làm cho các nhà cung cấp lớp trên chốt yếu xa lánh họ.
Xem xét tiềm năng cách tân của nhà cung cấp
Trong các thị trường mới nổi , đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Đài Loan, sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng sinh viên tốt nghiệp đang đẻ ra một mạng lưới người cung cấp mới mang tính sáng tạo. Những nhà sản xuất OEM cắt giảm lượng nhân viên mua sắm và dùng nguồn lực bền ngoài để mua sắm cho họ sẽ không có khả năng để nắm bắt những hay trong mạng lưới này.
Nếu một nhà cung cấp nào đó cho thấy những hứa hẹn tiềm năng, nhà sản xuất hàng OEM có thể xem xét việc duy trì mối quan hệ đó, Trong khi việc này dường như rất rõ ràng nhưng rất nhiều công ty không thực hiện nó, chủ yếu vì họ đã phải tập trung nhiều lên những vấn đề chính và có quá ít hành động về làm cách nào các nhà cung cấp có thể giúp họ cách tân.
Các giám đốc nên nhớ là các nhà cung cấp công nghệ quan trọng có thể không cần thiết cho các trách nhiệm hiện hành về những hạng mục có chi phí cao nhất trong đơn vật tư BOM. Trường hợp cụ thể ở điểm này là công nghệ giao diện máy với người dùng mà nó làm ra sự vận hành sản phẩm có thêm nhiều tính trực giác. Các đây 05 năm, các nhà cung cấp phân phối các phần mềm giao diện cho máy và người dùng và công việc thiết kế không đại diện cho một phần rõ rệt nào của tổng chi phí sản phẩm. Nhưng Apple, một trong các công ty ứng dụng công nghệ này, đã cảm thấy các công nghệ giao diện máy với người sẽ đóng vai trò chiến lược trong các sản phẩm tương lai. Vì thế Apple đã duy trì mối quan hệ mật thiết với các công ty trong lĩnh vực này. Điều đó là khôn ngoan, theo công ty nghiên cứu thị trường iSuppli, các công nghệ giao diện máy và người dùng đóng góp 40% trong tổng chi phí máy iPad2 ngày nay.
Làm cách nào một nhà sản xuất hàng OEM có thể định ra các nhà cung cấp nào thuộc các lớp dưới hơn có tài sáng tạo? Một cách là phải tìm kiếm các nhà cung cấp đã thành công trong việc cắt giảm chi phí trên những cái mà họ sản xuất ra. Các nhà cách tân chi phí thường cũng là những nhà cách tân công nghệ. Một cách khác là tìm kiếm những nhà cung cấp đang phục vụ cho nhiều nền công nghiệp và các nhà cung cấp lẻ của họ cũng phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp. Những nhà cung cấp này thường bộc lộ sự đa dạng các ý tưởng.
Xem xét và đánh giá tác động môi trường và xã hội của các bộ phận kể cả các quy trình được dùng để tạo ra các bộ phận của sản phẩm
Các chuyên gia phân tích về năng lực quản lý chuỗi cung ứng đã đề nghị sử dụng quan điểm này trong việc duyệt các nhà cung cấp lẻ. Các nhà sản xuất hàng OEM dùng một bảng biểu có cập nhật các phân tích giá trị khi ra các quyết định về nguồn cung cấp bao gồm những hạng mục mà nhà cung cấp lớp trên sẽ được phép mua sắm cho chính họ. Theo cách làm truyền thống, các phân tích giá trị tập trung lên việc duy trì chức năng của một sản phẩm nhưng để cắt giảm chi phí sản xuất nó (bằng mọi giá !). Các phân tích giá trị mới mang tính bền vững sẽ tập trung lên việc duy trì chức năng và chi phí thích hợpcủa một sản phẩm nhưng tập trung vào tiêu chí cắt giảm các hiệu ứng tiêu cực đối với xã hội.
Kiểu phân tích này đã đưa IKEA đến việc biết cách thiết kế và sản xuất đồ gỗ có các mắt gỗ mà trong quá khứ sản phẩm có nó bị xem là phế phẩm. Sự thay đổi tích cực này đã làm cho đồ gỗ của IKEA giảm tác động đến môi trường và gián tiếp giảm chi phí rõ rệt. Tương tự, công ty LGE chuyển đổi các phần kim loại dùng phía sau tivi bằng các phần composite nhựa cũng đã giúp làm giảm tác động môi trường, giảm khối lượng và chi phí sản xuất các sản phẩm này.
Gần gũi với các nhà cung cấp lẻ có khả năng cung cấp thông tin ban đầu về những dịch chuyển trong nền kinh tế
Các xu hướng mới nằm trong các các công ty có phạm vi phục vụ rộng rãi cho các ngành công nghiệp, như công ty sản xuất linh kiện bán dẫn Đài Loan TSMC chẳng hạn. Vào tháng Giêng năm 2009, LGE bỏ qua nhà cung cấp hàng cấp trên Qualcomm và thiết lập liên kết trực tiếp đến TSCM, một trong những nơi sản xuất vi mạch chip lớn nhất của thế giới. Việc quan ngại rằng Qualcomm không duyệt tiết kiệm từ giá các vi mach chip đang xuống giá và không chắc chắn về những gì xảy ra cho kinh tế toàn cầu trong những năm tới nên Tom Linton, người hiện nay là giám đốc điều hành quản lý nhà thầu phụ của LGE, đã thực hiện việc này. Trong quý đầu tiên năm 2009, LGE thấy được các đơn hàng của TSMC gia tăng lượng lớn từ một số ngành công nghiệp mà công suất của công ty này thì còn đang ở yên, và như thế có nghĩa thời hạn giao hàng sẽ bị kéo dài. Tất cả những điều đó cho thấy kinh tế toàn cầu sắp sửa được hồi phục năm 2009 sớm hơn dự tính. Đáp lại việc này, LGE nhanh chóng thực hiện các thương lượng với các nhà cung cấp và chốt tiết kiệm chi phí trước khi giá cả tăng lên.
Nhà sản xuất OEM có thể mài dũa sự gắn kết trực tiếp của họ với các nhà cung cấp lớp dưới trong nhiều cách. Nó có thể là xây dựng mối quan hệ cá nhân không chính thống với những người điều hành ngay cả khi nó không có các hợp đồng với các công ty này. Hoặc nó có thể là việc thiết lập một thoả thuận chính thức. Ví dụ, hãng Honda của Mỹ và Toyota thương lượng các hợp đồng với các nhà cung cấp lẻ có chọn lựa và sau đó đặt hàng với các nhà cung cấp lớp trên để dùng riêng các nhà cung cấp lẻ này và thực hiện hợp đồng đã ký kết ( Xem thêm Mô hình chuỗi cung ứng hiện đại). (con tiep)
(Theo HBR)