...
Hôm nọ vào Cyvee, mình thấy một câu hỏi của một bạn đưa ra cũng khá ư là thú vị. Bởi nó mang dấp dáng của mình thưở ban đầu đi xin việc.
Làm thế nào tự tin đưa ý kiến ở vòng thảo luận nhóm?
Chào các anh chị, các bạn! Giờ là thời điểm sinh viên năm cuối chuẩn bị nơi thực tập và em đã nộp hồ sơ ở nhiều công ty (Việt Nam và nước ngoài). Những vòng đầu kiểm tra năng lực, IQ... đều qua suôn sẻ. Nhưng đến vòng Group Discussion là out vì suốt buổi ko nói đc gì (đề tài không khó, thời gian ngắn, nhóm 10 người, bình thường trong lớp em làm việc nhóm cũng khá tốt). Làm sao tự tin đưa ra ý kiến của mình trong một nhóm mới? Mong mọi người vấn cho em với, xin cảm ơn rất nhiều.
Cũng đã có nhiều người trả lời, cái hay nhất là một phân tích khá gọn của Trần Đức Thuận về yếu tố tâm lý:
Có 2 nguyên nhân, khiến bạn không thể đưa ra ý kiến của mình:
1. Kiến thức của bạn về vấn đề đó chưa logic nên không thể trình bày rõ ràng ngắn gọn mạch lạc như mình mong muốn.
2. Bạn sợ sai và cảm thấy ko tự tin với quyết định của mình, bên cạnh đó bạn bị những tác động bên ngoài khác làm ảnh hưởng đến tâm lý trong buổi hôm đó.
Cách khắc phục:
- Suy nghĩ kỹ vấn đề đưa ra, đừng để ý kiến nhiều người trong nhóm làm tác động ảnh hưởng đến suy nghĩ của mình.
- Hãy đặt suy nghĩ của mình ra khỏi cuộc tranh luận của đề tài đấy để có thể có tính bao quát cho vấn đề.
- Tiếp tục trau dồi những kỹ năng mềm cho riêng mình.
Tuy nhiên, mình thấy vẫn chưa ổn lắm khi hiểu rằng, buổi trắc nghiệm về group discussion là có giới hạn về thời gian cho ứng cử viên. Vậy, việc suy nghĩ kỹ để nêu ra ý kiến chưa phải là một giái pháp hữu hiệu. Ngoài ra, xét kỹ hơn, ứng viên đang gặp rắc rối vì không nắm được quy luật của "group discussion".
Một gợi ý thêm cho bạn ứng viên đó mình đưa ra như sau:
Khi bạn tham gia vào vòng kiểm tra bằng group discussion, cái điều quan trọng mà đánh giá viên muốn ở ứng viên là tính mạnh dạn và khả năng làm việc nhóm. Chỉ cần bạn có phát biểu là đã có điểm, cho dù là lời phát biểu của bạn chưa đạt ý và đủ.
Còn về trong năng lực làm việc nhóm, bạn cần phải xem lại cách động não theo nhóm, phương pháp 6 chiếc mũ tư duy và tập lắng nghe lấy ý.
Thông thường một thảo luận về một chủ đề đưa ra đều có trải qua các giai đoạn đưa thông tin, tìm kiếm ý kiến về sự thuận lợi hay khả thi, tìm kiếm ý kiến về những phòng hờ hay rủi ro, lấy ý kiến về giải pháp , lấy nhận xét về chủ đề ( đưa cảm xúc..), tóm lượt và tìm kiếm sự đồng thuận,...
Nếu bạn nắm được vài quy luật nói trên, việc định ra cái gì đang diễn ra trong luồng thông tin bàn luận sẽ dễ dàng và giúp bạn tham gia đúng lúc , đúng chổ hơn.