Thứ Ba, 23 tháng 2, 2010

Story Listening: A Skill for Leaders

....
Biết lắng nghe câu chuyện: Kỹ năng cho lãnh đạo


Ai cũng đồng ý rằng quyền năng của câu chuyện như một công cụ lãnh đạo và học tập. Các câu chuyện kể ra có thể chạm đến lòng người, gây sụp đổ một tổ chức, và gọt dũa hành vi của chúng ta. Chúng ta nhận thấy rắng nó là một sự quan trọng có chuẩn mực đồi với các nhà lãnh đạo. Họ phải có khả năng kể các câu chuyện. Các câu chuyện về khách hàng hoặc về một nhân viên khu vực hoặc đơn giản là một thách thức mà nhóm anh ta hay cô ta đang phải đối mặt. Tuy nhiên , tôi muốn chủ trương rằng họ cần có thêm một chuẩn kỹ năng là biết lắng nghe câu chuyện. Một nhà lãnh đạo cần phải có khả năng thụ cảm một cách chủ động, hiệu quả và lắng nghe rành mạch các câu chuyện. Dưới đây là một vài chiêu thức cần thiết cho kỹ năng lắng nghe câu chuyện hiệu quả:



Cho phép đưa ra câu chuyện. Người ta không tự nhiên mà kể chuyện của họ cho các nhà lãnh đạo. Họ thường chỉ kể chuyện cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè của họ. Nhưng họ thường loại bỏ ra các yếu tố chính trong câu chuyện khi nói cho các giám đốc điều hành và nhà lãnh đạo. Kỹ năng lắng nghe câu chuyện tốt bắt đầu với việc cho phép những người báo cáo trực tiếp kể câu chuyện. Bạn có thể nói:” Hãy kể cho tôi nghe về một trong những khách hàng hạnh phúc nhất của chúng ta và một trong những khách hàng cáu gắt nhất của chúng ta.“ Thậm chí bạn có thể đưa ra trước vài thông báo rằng bạn thích nghe những câu chuyện của họ.


Đừng có ngắt lời. Các nhà lãnh đạo thích kiểm tra chéo, đào bới tận gốc rễ vấn đề. Tất cả những cái trên sẽ giết chết nguồn mạch câu chuyện. Hoãn lại những bản năng này và đừng có ngắt lời người kể chuyện! Tôi nghĩ điều này là khó nhưng người ta cần phải biết từ bạn rằng họ có thể kể cho bạn toàn bộ câu chuyện với đầy đủ sự kiện ẩn chứa bên trong.


Lưu những câu chuyện trong ngăn kéo của bạn – và chia sẻ nó khi phù hợp. Chúng ta tích trữ những câu chuyện trong các vùng riêng biệt trong não chúng ta. Khi tôi nghe một câu chuyện và nó làm tôi cảm động, tôi đạt nó nó vào trong ngăn kéo câu chuyện về cảm xúc. Ở đây, giọng điệu và bối cảnh quan trọng như nội dung. Khi tôi nghe một câu chuyện mà nó là chìa khóa cho tổ chức, tôi tìm phương cách để chuyển câu chuyện thành phim hay băng để có thể chia sẻ nó rộng rãi hơn.


Tưởng thưởng những câu chuyện và người kể chuyện. Vâng, bạn cần thu lượm những câu chuyện từ đồng nghiệp, khách hàng, và nhà cung cấp , nhưng không vất bỏ chúng. Tôi thích kể lại các yếu tố của câu chuyện mà tôi đã nghe, nhưng tôi luôn đưa ra lời khen ngợi cho người kể.


Đừng nghe kiểu nước đôi. Người lãnh đạo thường là một kho truyện sống. Do vậy người kể rất dễ bị lôi cuốn vào việc sẽ phải nghe câu chuyện của lãnh đạo hồi nào không hay. Thay vì bạn có thể kể câu chuyện rất hay mà nó khớp với câu chuyện đang được nghe thì khôn ngoan hơn là nên lắng nghe cho hết câu chuyện, thăm dò và hấp thụ nó. Nếu không như vậy, bạn sẽ có thể làm lu mờ đi quyền năng đúc kết của người khác.