Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

10 quyết định sai lầm tồi tệ nhất gây ảnh hưởng đến đổi mới trong thời suy thoái

----
Đổi mới là động lực của hiệu suất, năng lực và sự định giá cho cổ phiếu trong thị trường chứng khoán.Những năm trước đây, các công ty đã từng gặp sự suy thoái. Trong việc cố gắng đối phó với tình trạng chậm tăng trưởng của công ty, nhiều Giám đốc điều hành đã phạm phải một số sai lầm trong quá trình đổi mới. Đúc kết bài học, họ đã chia sẻ một danh sách các việc không nên làm.Tất cả chúng đều gây tổn thương cho sự đổi mới.




Sau đây là 10 sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải và chúng sẽ gây tổn thương cho công cuộc đổi mới:


1- Sa thải tài năng. Theo luật kế toán của Mỹ, các đầu tư về nhân tài là chi phí, chứ không phải là tích lũy tư bản. Cho nên việc cắt giảm nhân lực, đặc biệt là những người thông minh, cao giá, là cách để nhanh chóng cắt giảm chi phí. Các quy định kế toán chỉ gây tổn thương những công ty nào tuân thủ chúng. Nhân tài là một giá trị bất biến quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới.


2-Cắt giảm các ứng dụng công nghệ. Sự gia tăng mạng xã hội và quyền lực người tiêu dùng đồng nghĩa với việc các công ty phải là một phần trong một cuộc đối thoại rộng lớn với khách hàng của họ. Điều này cũng được hiểu rằng nhiều tiền cần dùng cho công nghệ tin học. Tuy nhiên, đối phó với nguy cơ mất cân đối tài chính, nhiều công ty đã báo cáo về việc cắt giảm đầu tư ứng dụng công nghệ, đặc biệt là ở các ngân hàng.


3-Giảm thiểu mức độ rủi ro. Công cuộc đổi mới đòi hỏi phải nắm lấy cơ hội và chấp nhận thất bại. Nhưng, thời buổi suy thoái đẩy các giám đốc điều hành ngày càng bảo thủ hơn. Họ không muốn đối mặt với sự thất bại khi tiến hành đổi mới trong khi nguy cơ suy thoái còn rình rập họ. Trong họ đang giằng co một cuộc đấu tranh sinh tồn về mâu thuẫn trên.


4-Ngừng phát triển sản phẩm mới. Tiết kiệm tiền thường đi đôi với việc cắt giảm chi phí phát triển sản phẩm mới và các dịch vụ trong suốt thời kỳ kinh tế đi xuống. Điều này làm tổn thương các công ty khi tăng trưởng trở lại. Các công ty khi đó có quá ít các lời mời chào sản phẩm mới trong thị trường để thu hút người tiêu dùng.


5-Hội đồng quản trị thay thế CEO có kỹ năng định hướng bằng CEO chuyên làm chuyện cắt giảm chi phí. Sự tụt rớt bất thình lình trong doanh thu và lợi nhuận thường dẫn đến việc hội đồng quản trị tìm kiếm các giám đốc có kinh nghiệm trong việc cắt cốp tiền bạc. Nhưng hội đồng quản trị quên mất rằng sự tụt dốc kéo dài chỉ khoảng 2 đến 3 quý và cho tới nay, hầu như chúng đã không còn tụt xuống được hơn nữa. Các CEO chuyên cắt cốp tiền bạc thì không có đủ kỹ năng để phát triển khi tăng trưởng trở lại.


6-Các công ty rút lui khỏi sự toàn cầu hóa. Nhiều người cho rằng tốn bộn tiền để mở rộng toàn cầu và các giám đốc điều hành phải tiết kiệm nhờ vào cắt giảm tiền cho sự sát nhập các thị trường. Nó là một sai lầm lớn. Việc sát nhập các thị trường là nguốn cho doanh thu mới, mô hình kinh doanh mới, và nhân tài mới.


7-CEO thay thế sự đổi mới như là một chìa khóa chiến lược. Chuyển sang tư thế phòng thủ, các giám đốc điều hành cấp cao loại bỏ sự đổi mới ra khỏi lịch trình điều hành chính yếu của họ và thay thế nó bằng một hệ thống quản lý và thúc ép cắt giảm chi phí.


8-Thước đo năng lực bị thay đổi. Để tiết kiệm tiền và cắt giảm chi phí, các giám đốc chuyển đổi các đánh giá nhân viên khỏi hướng ghi nhận những người chịu rủi ro trong các dự án mới sang hướng duy trì các mục tiêu cũ an toàn hơn. Dần đà, các hành vi không chấp nhận rủi ro gây ảnh hưởng sâu rộng trong tổ chức. Một lần nữa, điều này gây khó để thay đổi sau này.


9-Cũng cố thứ bậc qua sự hợp tác. Sự bất ngờ sụt giảm doanh thu và lợi nhuận dẫn công ty đến sự hoảng loạn và phải huy động để ngăn sự tụt dốc. Như cầu ra quyết định nhanh thường dẫn đến sự trở lại kiểu quản lý mệnh lệnh và kiểm soát. Điều này xa lánh lớp nhân viên sáng tạo, những người trẻ mang gen Y và X . Điều này làm dừng lại sự tiến triển của tổ chức hướng tới mô hình công ty hợp tác mã nguồn mở.


10-“Tự bế quan tỏa cảng” thông tin. Việc cắt giảm thuê mướn tư vấn bên ngoài được xem là một hướng tiết kiệm tiền bạc nhanh nhất. Một trong những đường hướng chủ chốt của việc đem lại sự thay đổi trong văn hóa kinh doanh là đem cái đổi mới ở ngoài và các tư vấn thiết kế từ bên ngoài vào. Thông qua tư vấn, các quản lý cấp cao mới biết các công ty ở các ngành công nghiệp khác trên khắp thế giới đang làm gì để thúc đẩy sự thay đổi. Không nhận được những thông tin này có thể làm tổn thương vị thế cạnh tranh toàn cầu của công ty.


Người chiến thắng luôn nổi lên từ suy thoái và họ hầu như luôn luôn đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình trên cơ sở một cái gì đó mới và khác biệt. Đặc biệt, họ không mắc phải 10 sai lầm hàng đầu nói trên trong quá trình thực hiện đổi mới. Công ty của bạn cũng nên như vậy.