Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009
Tại sao khả năng bền vững bây giờ lại là động lực của sự đổi mới?
Không có lựa chọn khác cho sự phát triển bền vững
Tuy vậy, nhiều công ty bị thuyết phục rằng nếu họ càng nỗ lực trở nên thân thiện với môi trường thì khả năng cạnh tranh của họ càng giảm. Họ tin rằng những nỗ lực đó tăng thêm chi phí hoạt đông và không sinh lợi tức thì.
Qua trao đổi với nhiều CEO của châu Âu và Mỹ, họ đều băn khoăn việc tạo ra hệ thống vận hành bền vững và triển khai sản phẩm xanh sẽ đẩy họ vào thế bất lợi khi so với các đối thủ cạnh tranh đang ở các nước phát triển vì các đối thủ này không chịu sức ép như họ.
Các nhà cung cấp không đem đến đầu vào xanh hoặc minh bạch. Sản xuất bền vững cần tư liệu sản xuất và quy trình mới nhưng khách hàng sẽ không trả thêm khoản phí này cho sản phẩm thân thiện sinh thái trong thời buổi suy thoái. Đó là tại sao các giám đốc điều hành xem nhu cầu tiến tới bền vững như một trách nhiệm xã hội của công ty.
Không có gì đáng ngạc nhiên, cuộc chiến để cứu lấy hành tinh đã trở nên thành trận chiến giữa chính phủ và các công ty, giữa công ty và các nhà hoạt động vì người tiêu dùng, và thỉnh thoảng giữa các nhà tiêu dùng với chính phủ. Nó kết thành một tổ hợp kiềng 3 chân mà trong đó bạn đi tới bằng hai tác động và bị giữ lại bởi tác động thứ ba. Một giải pháp, được thúc đẩy bởi các chuyên gia chính sách và các nhà hoạt động vì môi trường, là ban hành các quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Họ cho rằng các hành động tự nguyện dường như vẫn chưa đủ. Nhóm khác đề nghị giáo dục và tổ chức người tiêu dùng để họ buộc kinh doanh trở nên bền vững. Mặc dầu cả việc luật hóa và giáo dục là cần thiết nhưng chúng không có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng hoặc triệt để.
Các giám đốc điều hành ứng xử như thể họ phải chọn lựa giữa lợi ích xã hội của việc phát triển sản phẩm hoặc quy trình có tính bền vững và các chi phí phát sinh khi làm điều này. Nhưng sự thực không đơn giản. Qua nghiên cứu về sự khởi đầu xây dựng bền vững của hơn 30 doanh nghiệp lớn trên thế giới, kết quả cho thấy rằng khả năng bền vững là một nguồn sống cho những cải tổ về tổ chức và công nghệ đem lại lãi ròng cho cả gốc lẫn ngọn. Việc trở nên thân thiện môi trường tốn chi phí thấp hơn vì các công ty chấm dứt chi phí quá mức phần đầu vào. Ngoài ra, quá trình tạo ra lợi tức cộng gộp từ sản phẩm tốt hơn hoặc cho phép công ty tạo ra nhiều công việc mới. Thực vậy, vì đây là mục tiêu cải cách doanh nghiệp, chúng ta thấy rằng các công ty năng động ngày nay xem khả năng bền vững như biên giới mới của sự cải cách.
Quả thật, sự đi tìm đến khả năng bền vững khởi xuất từ việc thay đổi vùng cạnh tranh mà chúng buộc các công ty phải thay đổi lối tư duy của họ về sản phẩm, công nghệ, quy trình và mô hình kinh doanh. Chìa khóa để tiến bộ, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, là sự cải cách.Bằng việc xem khả năng bền vững như mục tiêu hôm nay, những ai hành động sớm sẽ phát triển được những năng lực mà các đối thủ sẽ phải chật vật lắm mới đáp ứng được. Những lợi thế cạnh tranh đó sẽ giúp họ trụ vững vì khả năng cạnh tranh luôn là một phần tất yếu của sự phát triển.
Sự thay đổi sắp tới sẽ không dễ dàng. Các doanh nghiệp phải trải qua lộ trình đi qua 5 giai đoạn thay đổi. Họ đối mặt với những thử thách khác nhau trong mỗi giai đoạn. Họ phải phát triển các khả năng mới để ứng phó với chúng. Việc vạch trước lộ trình sẽ giúp công ty tiết kiệm thời gian và đó cũng là điều tiên quyết vì thời gian đang điểm.