Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Sáng tạo và Đổi mới

----
Sáng tạoĐổi mớiNgười lãnh đạo tốt cần một sự kết hợp của cả hai


Chúng ta thường nghe là người lãnh đạo cần phải có tính sáng tạo. Nhưng tôi muốn có câu hỏi tự vấn về vai trò sáng tạo trong sự thành công của người lãnh đạo.
Ý tôi là sự sáng tạo tự nó không quan quan trọng đối với người lãnh đạo bằng sự sáng tạo trong kết hợp với sự đổi cải cách. Người lãnh đạo phải quan tâm đến sự phát triển về khả năng song đôi của sự sáng tạo và đổi mới ở cả mặt cá nhân lẫn tổ chức. Sự thành công của một lãnh đạo không chỉ có thể nhận thức riêng lẽ trong đầu tư vào sáng tạo hay cải cách đổi mới. Nói như thế có nghĩa là thành công chỉ có bởi sự đầu tư vào cả hai cùng một lúc.
Là người có quãng thời gian thở cùng nhịp thở của cộng đồng thực hành về phát triển khả năng sáng tạo và đổi mới của các lãnh đạo, tôi tin rằng các nhà lãnh đạo hiệu quả là những người tập trung vào quá trình tạo ra những khả thi – tư day những cái mới và nhìn những gì tồn tại trong nhiều hướng khác nhau. Nhà lãnh đạo hiệu quả tạo điều kiện cho các quá trình sáng tạo diễn ra làm các khả năng mới có thể tích tụ, như sản phẩm mới, dịch vụ mới, chương trình mới, quá trình mới – thành những kết quả hỗ trợ cho thành quả kỳ vọng và thành công sau cùng của tổ chức.
Nhưng còn một điều cơ bản khác nữa là nhà lãnh đạo hiệu quả không chỉ đơn giản là những ngôn từ của sự khả thi. Họ phải biết chuyển đổi những điều khả thi đó thành sản phẩm thực. Các lãnh đạo hiểu rằng sự sáng tạo tự nó không thể tăng giá trị cho một tổ chức. Họ nhận thấy quá trình đổi mới cần có để chuyển những ý tưởng thành thực tiễn. Sáng tạo và đổi mới cùng nhau là tâm điểm cho sự lãnh đạo hiệu quả vì sự kết hợp của hai cái này hình thành một quá trình tạo ra ý tưởng và các khả thi rồi chuyển chúng thành thực tiễn.
Sự tưởng tượng và hành động thực thi , những điều khả thi và sản phẩm, ý tưởng và va chạm thực tế - những cặp đôi này là những ngôn từ thường ngày được dùng để nói đến sự sáng tạo và sự đổi mới.

Không còn là một tùy ý

Tại sao sự kết hợp sáng tạo và đổi mới là rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo? Trước tiên, sáng tạo và đổi mới là không phụ thuộc vào đời sống có tổ chức. Chúng không tìm con đường đi vào các ưu tiên chiến lược của một công ty mà chỉ khi có thời điểm thích hợp, như thể chúng là đồ xa xỉ khi tổ chức thực hiện tốt sự vận hành. Sáng tạo và đổi mới có ý nghĩa quan trọng. Sáng tạo và đổi mới tạo ra tương lai. Chúng kích thích nhân viên bằng việc tập trung vào những cái gì có thể hoặc tiên liệu trước nhu cầu khách hàng và xây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư.
Sáng tạo và đổi mới không còn là một thuộc tính tùy ý trong lãnh đạo mà nhà lãnh đạo gạt qua một cách đơn giản chỉ bằng phát biểu “Tôi không là một trong những người thuộc tuýp người sáng tạo”. Chúng là khả năng cốt yếu cho một nhà lãnh đạo thành công. Các tổ chức thành công trên thế giới đều hiểu rằng sáng tạo và đổi mới hình thành các quá trình tổ chức nền tảng và cùng với nhau chúng là khả năng tất yếu của nhà lãnh đạo. Sự phát triển của sáng tạo và đổi mới trong một tổ chức có tính quan trọng rất to lớn, không chỉ trong kinh doanh mà cả xả hội.
Đọc qua cuốn Sự trỗi dậy của giai cấp sáng tạo của tác giả Richard Florida (2002), tôi thấy nội dung nhấn mạnh một nhận định rằng sáng tạo được tích hợp lại thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Tác giả dự báo một bình minh của một tầng lớp sáng tạo gồm những nhà khoa học, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà giáo dục, nhà văn, nhà nghệ thuật và nghệ sĩ. Tầng lớp này bao gồm cả nhữ ng người có khả năng kinh tế nhằm để tạo ra những ý tưởng mới, nội dung sáng tạo mới, và công nghệ mới. Tác giả cho rằng các nền kinh tế sáng tạo mở ra một yếu tố then chốt – một nguồn mở cho các ý tưởng mới.
Tuy nhiên,dù cho có nhiều công nhận xem sự sáng tạo như động cơ phát triển kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu và thực hành vẫn thấy có sự hiện hữu nghịch lý đáng quan tâm: các tổ chức cần sự đổi mới nhưng thường xuyên chống lại điều này.
Sự đổi mới và tổ chức hóa có những mục tiêu gây xung đột. Các mục tiêu của sự đổi mới làm rã đám trật tự đã được thiết lập của các tổ chức. Tuy nhiên, theo tự nhiên, các tổ chức là thể hiện khuôn mẫu của trật tự , đấu tranh cho hiệu quả. Quá trình thực hiện của đổi mới là xung đột với quy trình hành chính của các tập đoàn mà nó được thiết kế để bảo đảm sự lặp lại của quá khứ. Sáng tạo là gây tranh cãi. Nó luôn liên quan đến sự cạnh tranh với các phương hướng hành động khác. Nó đặt ra một mối đe dọa đến các quyền lợi cố hữu.


Vậy tại sao sự sáng tạo và đổi mới là quan trọng đối với nhà lãnh đạo? Các nhà lãnh đạo ngày nay phải tận dụng năng lượng sáng tạo của lực lượng lao động để cạnh tranh trong nền kinh tế sáng tạo và đồng thời tìm ra cách thức mới để làm cho tổ chức ít chống đối với những thay đổi cần thiết để thực hiện đổi mới có kết quả. Chúng ta phải bắt đầu tư duy sáng tạo về cách phát triển các nhà lãnh đạo sáng tạo và sự lãnh đạo sáng tạo trong tổ chức.